7 CHẤN THƯƠNG HAY GẶP KHI CHƠI CẦU LÔNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cầu lông là bộ môn thể thao lý tưởng được nhiều người yêu thích lựa chọn. Hầu hết các động tác để tham gia bộ môn này được thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách đánh cầu lông đúng cách. Khi không có nhiều kinh nghiệm đánh cầu lông sẽ để lại nhiều hậu quả, đặc biệt là chấn thương. Dưới đây là một số chấn thương mà nhiều người chơi mắc phải khi đánh cầu lông:

  1. Giãn cơ

+ Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Số lượng bó sợi cơ bị đứt là dưới 25%. Ngay lúc bị chấn thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Sau ít phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ. Khi này, dây chằng bị tổn thương buộc bệnh nhân phải ngừng hoạt động; nếu tiếp tục vận động, máu sẽ tụ lại nhiều, không có lợi cho việc điều trị sau đó.

+ Phương pháp phòng tránh và điều trị: Đầu tiên chườm nước đá. Sau đó, thoa nhẹ pommade thích hợp. Sử dụng hơi nóng, gạc, dấm, nước, hồng ngoại.

NHỮNG CHẤN THƯƠNG DỄ GẶP KHI CHƠI CẦU LÔNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

  1. Căng cơ

+ Biểu hiện: Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động. Vết máu bầm sau một thời gian

+ Phương pháp phòng tránh và điều trị: Chườm đá trong vòng 2 ngày. Không xoa bóp, nghỉ ngơi. Sau 15 ngày, có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện.

  1. Rách cơ

+ Khi bị rách cơ sẽ xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Triệu chứng của hiện tượng rách cơ đó là cơ thể có cảm giác đau dữ dội và phải ngưng hoạt động hoàn toàn. Khớp có thể bị mất độ vững.

+ Phương pháp phòng tránh và điều trị: Chườm đá, tránh xoa bóp. Cần có y sĩ vì nếu việc rách cơ không được chăm sóc thích hợp, sẽ có khả năng canxi hóa u máu.

  1. Đứt cơ

+ Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, có khi đứt hoàn toàn làm máu bầm tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Bệnh nhân có thể bị trật khớp và hoàn toàn không hoạt động được. Với chấn thương phần mềm, việc xử lý ban đầu đúng cách là rất cần thiết, giúp chỗ tổn thương ổn định và mau lành.

Chấn thương khi tập cầu lông

+ Phương pháp phòng tránh và điều trị

Nghỉ ngơi: Ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng tập luyện hoặc thi đấu.
Chườm lạnh: Mục đích để phòng ngừa biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10-15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng.

Băng ép: Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vòng đầu phải quấn chặt, sau đó lỏng dần.

Kê cao vùng bị thương: Giúp máu trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng, đau và viêm. Đặc biệt có thể kê cao chân 10-15 cm trong 1-3 ngày đầu. Tuy nhiên, không nên kê cao quá so với tim.

  1. Khớp vai

Nguyên nhân đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể do chấn thương, ngã, va chạm, va đập hoặc do kỹ thuật không đúng.

– Chơi cầu lông quá sức, quá tải trong thời gian dài cũng gây đau nhức khớp.

– Luyện tập không thường xuyên hoặc người mới bắt đầu luyện tập thể thao cũng dễ đau mỏi khớp vai.

– Đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể liên quan đến các bệnh về cơ xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, viêm khớp…

  1. Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Chấn thương khớp cổ tay khi chơi cầu lông thường gặp trong hai trường hợp: té chống tay xuống đất hay do sử dụng khớp cổ tay liên tục và quá sức khi đánh cầu.

  1. Chấn thương đầu gối khi chơi cầu lông

Các nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông | Vinmec

Chấn thương khớp gối là một tổn thương rất thường gặp trong chơi cầu lông. Ngoài các xương (phần cứng), ở vùng khớp gối ta đặc biệt chú ý đến các dây chằng và sụn đệm. Bởi, đa phần các chấn thương khớp gối (do chơi thể thao) đều có liên quan đến tổn thường ở các thành phần này. Chức năng của các dây chằng là để “neo” ổn định các xương với nhau, các xương sẽ hoạt động trong một phạm vi được “kiểm soát” trước. Sụn đệm có tác dụng như một vật giảm chấn lên xương.

Để lại một bình luận