Dưới đây là một số kiến thức cơ bản chọn cho mình một cây vợt phù hợp
1. Chất liệu của vợt: Vợt cầu lông có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thép, nhôm, than chì, carbon. Vợt từ than chì hoặc carbon thường nhẹ, độ bền chắc tốt hơn nên giá thành sẽ cao hơn. Nếu chỉ mới chơi cầu lông và không có nhu cầu thi đấu chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng các loại vợt chất liệu nhôm, thép để tối ưu chi phí. Hiện nay vợt giá dao động từ 500 – 700 nghìn thì bạn đã sở hữu một chiếc vợt chuyên dùng trong tập luyện và thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, vợt cầu lông được làm từ Graphite – một dạng hợp chất của cacbon với cấu trúc các vòng lục giác xếp lại với nhau. Vật liệu graphite cho phép việc phân bổ trọng lượng trong vợt được đồng đều hơn, các phân tử cacbon siêu bền và có đặc tính đàn hồi cao giúp bạn có thể đan lưới với độ căng dây lớn hơn mà không cần lo lắng về việc có thể làm hỏng vợt.
2. Điểm cân bằng: Điểm cân bằng là chỉ số để đánh giá vị trí tập trung trọng lượng của vợt, yếu tố này khá quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách bạn đánh và hiệu quả trong quá trình chơi. Hiện nay có 3 loại vợt cầu lông chính:
-
- Vợt thủ nhẹ đầu (light head) hoặc defensive (thủ): BP < 285mm. Loại cây vợt này linh hoạt và giúp điều cầu tốt, nhưng hạn chế trong tấn công mạnh. Với trọng lượng đầu nhẹ, cây vợt này dễ kiểm soát, phù hợp cho việc cắt cầu và chặn cầu.
- Vợt công nặng đầu (heavy head) hoặc offensive (công): BP > 296mm. Loại vợt này thích hợp cho cú đập mạnh, đánh mạnh và cầu đi sâu xuống cuối sân. Với trọng lượng nặng ở đầu, loại cây vợt này giúp người chơi tạo ra sức mạnh đánh cao hơn.
- Vợt cân bằng (even balance): BP từ 286 – 295mm. Loại vợt này phù hợp cho người mới chơi nhờ có khả năng cân bằng vượt trội trong việc điều cầu và đánh trên lưới. Khi đã xây dựng được phong cách chơi, người chơi có thể chuyển sang vợt nặng đầu hoặc nhẹ đầu sau.
3. Độ dẻo của thân vợt: Độ dẻo của thân vợt là yếu tố quyết định độ linh hoạt của vợt cũng như cách đánh của người chơi. Độ linh hoạt có thể được phân loại thành ba mức độ khác nhau: dẻo, trung bình và cứng.
-
- Dẻo: Loại trục linh hoạt phù hợp cho việc thực hiện các động tác xoay, đánh cầu theo ý muốn và đặc biệt hiệu quả trong việc thực hiện các cú nhảy và đập mạnh. Đối với người chơi mới, trục vợt dẻo là lựa chọn tốt hơn vì nó dễ sử dụng và phù hợp với tốc độ vung vợt chậm.
- Trung bình: Loại trục vợt trung bình là sự lựa chọn phổ biến và phù hợp cho những người chơi có phong cách biến hóa đa dạng, bất kể là tấn công hay phòng thủ.
- Cứng: Loại trục cứng thích hợp cho những người có cánh tay và cổ tay mạnh, và đặc biệt phù hợp cho những đòn tạt và đánh mạnh. Khi sử dụng loại vợt này, bạn có thể tận dụng hết sức mạnh của cơ thể trong mỗi cú đánh.
4. Trọng lượng vợt: Vợt cầu lông thường có trọng lượng từ 70 – 99,9g. Trọng lượng của một vợt được đánh giá thông qua thông số U. U càng lớn, vợt càng nhẹ, và ngược lại. Hiện nay, có bốn mức trọng lượng vợt phổ biến là 2U (90g – 94g), 3U(85g – 89g), 4U (80g – 84g), 5U (<80g).
5. Chu vi cán vợt: Chu vi cán vợt cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn vợt cầu lông. Chu vi của cán vợt được biểu thị bằng chữ G, và thường được in trên tem của vợt, ngay bên cạnh số chữ U biểu thị trọng lượng. Số G càng lớn, chu vi cán vợt càng nhỏ. Người có bàn tay to (chiều dài từ ngón áp út đến ngón cái nằm trong khoảng 15 – 20 cm) thường ưu tiên sử dụng cán vợt có chu vi lớn như G2, G3, bởi vì cán vợt có chu vi lớn hơn phù hợp với kích thước tay lớn và giúp tăng sự ổn định và kiểm soát trong quá trình chơi. Trong khi đó, người có kích thước tay trung bình thường sử dụng cán vợt có chu vi nhỏ hơn như G4, G5. Ở Việt Nam, thông thường, các tay vợt chuyên nghiệp hay chọn vợt với thông số kết hợp là 3U4G hoặc 4U5G.
6. Mức độ trợ lực của vợt cầu lông: Mức độ trợ lực của vợt cầu lông cũng là một yếu tố cần xem xét khi chọn vợt cầu lông. Có 5 mức độ trợ lực cụ thể cho cây vợt cầu lông:
-
- Không có trợ lực: Cán vợt làm từ thép và không có tính năng trợ lực đặc biệt.
- Trợ lực nhẹ: Cán vợt được làm bằng Graphite thông thường, mang lại một số lợi ích nhẹ về trợ lực và độ cứng.
- Trợ lực trung bình: Cán vợt được làm bằng Graphite module cao, cung cấp trợ lực và độ cứng trung bình.
- Trợ lực cao: Cán vợt được làm bằng Graphite module cao pha Titan hoặc các bon dạng sóng, cấu trúc Nano, giúp tăng cường trợ lực và độ cứng.
- Trợ lực tối đa: Cán vợt được làm bằng Graphite module cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, có khung vợt rộng bản có muscle, mang lại trợ lực và độ cứng tối đa
7. Chiều dài vợt cầu lông: Chiều dài của vợt cầu lông đúng theo tiêu chuẩn cho phép tối thiểu là 665 mm và tối đa là 680 mm. Để tạo ưu thế tấn công cho người chơi, nhiều dòng vợt có chiều dài đạt mức tối đa tiêu chuẩn cho phép. Thông số chiều dài dụng cụ cầu lông này được kí hiệu: 665mm, 675mm, …
8. Dây đan vợt cầu lông: Mua vợt cầu lông cho người mới chơi, bạn nên chọn vợt có mức độ đan dây không ít căng, sức căng khoảng 8 – 9 kg. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số điều sau ở dây đan vợt:
-
- Dây đan vợt mảnh: Cầu nẩy, độ bền kém.
- Dây đan vợt to: Có độ bền nhưng cầu không nảy.
- Dây có đường kính 0,66mm: Nẩy nhất ở sức căng 9kg
- Dây có đường kính 0,7mm: Nẩy nhất ở sức căng 10,2kg
Quý khách có thể tìm mua vợt cầu lông cho người mới chơi tại hệ thống các cửa hàng dụng cụ thể dục thể thao, shop chuyên bán vợt cầu lông, shop online được đánh giá cao…
SaiGon Badminton Store là đơn vị chuyên cung cấp và nhập khẩu thiết bị thể thao cầu lông. Tất cả sản phẩm đều cam kết chính hãng, lấy trực tiếp từ kho của nhà sản xuất nên bạn hoàn toàn yên tâm, cả về chất lượng và mức giá đều là tốt nhất. Chính sách giao hàng nhanh chóng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.